Vua Tên Miền: Chuyên gia Tư vấn và Mua bán tên miền đẹp, đảm bảo uy tín và giá trị! Hãy liên hệ: Mr. Nguyễn Đình Chiến (.com), Mobi-Zalo: 0912 191 357 để được tư vấn, hổ trợ miễn phí! Trân trọng cảm ơn quý khách đã ủng hộ VuaTenMien.Com trong thời gian qua!
kinh doanh, bán hàng, tư vấn, bảo hiểm Những cá nhân, tổ chức, đại lý,muốn bán, hợp đồng bảo hiểm
13.7.10


Có tên miền (domain name) riêng cũng giống như sở hữu một ngôi nhà hoặc một điểm giao dịch trên mạng Internet. Tên miền vừa giống như số nhà, vừa như mặt tiền của doanh nghiệp trên xa lộ thông tin. Trong khi phần lớn cộng đồng người dùng Internet ở Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến tên miền thì đang có một số doanh nghiệp, cá nhân bắt đầu tìm kiếm những cơ hội làm ăn, kiếm lợi từ tên miền...

Đăng ký tên miền ở đâu?

Mỗi Website trên mạng đều có một địa chỉ truy cập gọi là IP (Internet Protocol) biểu thị bằng những dãy số khó nhớ. Khái niệm tên miền (domain name) ra đời nhằm định danh những dãy số này sao cho mọi người dễ nhớ. Khi một doanh nghiệp hoặc cá nhân xác định rằng mình cần xuất hiện trên Internet thì bước đầu tiên cần làm là đăng ký mua những tên miền liên quan đến tên doanh nghiệp, sản phẩm và các thương hiệu khác của mình. 
Mọi người có thể đăng ký tên miền với những phần mở rộng sau:
- Tên miền cấp cao phổ biến (gTLD) với những “đuôi” như: .com, .net, .org... Bất cứ ai ở bất kỳ đâu cũng có thể đăng ký mua tên miền loại này.
- Tên miền cấp cao mã quốc gia (ccTLD) do từng quốc gia cấp phát theo quy định và nguyên tắc riêng. Hiện nay ở Việt Nam tên miền ccTLD là .vn, do Nhà nước Việt Nam quản lý. 
Tên miền quốc tế do tổ chức ICCAN (International Corporation for Assigned Names and Numbers) quản lý. Trên thế giới có rất nhiều đại lý chuyên kinh doanh cho thuê tên miền (www.enom.com, www.registerfly.com, www.onlinenic.com...). Tất cả các đại lý này đều nhận đăng ký qua thẻ tín dụng. Dưới những đại lý lớn là vô số những đại lý nhỏ và “cò” về tên miền. 

Do số người sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam rất ít nên có một số doanh nghiệp giúp người dùng đăng ký tên miền quốc tế bằng tiền đồng Việt Nam mà vẫn đảm bảo yếu tố nhanh chóng.
 Có thể kể một vài Website chuyên làm dịch vụ này: www.vnn.vn, www.fpt.vn, www.pavietnam.net, www.matbao.net, www.vn84.com. 

Thủ tục đăng ký và nhận đăng ký khá đơn giản: kiểm tra xem tên miền đã đăng ký có hay chưa, điền bản đăng ký tên miền, đóng phí. 
Theo Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính - Viễn thông (BCVT) ban hành ngày 26-5-2003, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - thuộc Bộ BCVT là đơn vị thực hiện chức năng quản lý, phân bổ, giám sát và thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên tên miền, địa chỉ, số hiệu mạng Internet ở Việt Nam. Theo các cá nhân, doanh nghiệp đã đăng ký tên miền, thủ tục đăng ký để sử dụng tên miền ở Việt Nam hiện nay khá dễ dàng và nhanh chóng. Thậm chí, tại trang chủ của VNNIC (www.vnnic.net.vn), người sử dụng có thể đăng ký tên miền .vn trực tuyến. Bên cạnh đó, việc đăng ký tên miền .vn cũng có thể thực hiện thông qua các nhà đăng ký (Registrars) của VNNIC như Công ty Tiếp thị và Cung cấp dịch vụ Internet quốc tế Hi-Tek. 
Theo thống kê của VNNIC, tính đến hết tháng 9-2003, số tên miền .vn là 4.653, và chỉ ba tháng sau khi Bộ BCVT ban hành Quyết định 92, số tên miền được đăng ký mới là 1.047. Tốc độ tăng trưởng tên miền trong hai tháng 7 và 8 vừa qua bằng sáu tháng đầu năm nay. VNNIC dự báo, trong sáu tháng cuối năm, số lượng tên miền phát triển mới sẽ đạt 3.000, bằng tổng số tên miền của ba năm trước. Trong số này, khoảng 80% là tên miền com.vn. Còn trên thế giới, số tên miền quốc tế .com và .net (không tính mã quốc gia) đã lên tới 20 triệu.

Khi tên miền vừa là thương hiệu, vừa là hàng hóa

Hiện có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam đã bị một số cá nhân, tổ chức không phải là chủ sở hữu đăng ký trước (thường là với tên miền .com). Muốn lấy lại những tên miền này, người ta phải trả một khoản tiền không nhỏ. Chẳng hạn sau khi đăng ký sở hữu www.saigontourist.com, người mua đã rao bán nó trên mạng với giá 10.000 USD, sau hạ xuống 8.000 USD và hiện nay tên miền này được công ty Pacific Travel thuê lại. Nếu bây giờ bạn gõ địa chỉ www.saigontourist.com thì đó sẽ là trang Web của Công ty Pacific Travel chứ không phải của Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist). 

Tương tự, chủ nhân của ba tên miền: www.vietnam.com, www.vietnam.org và www.vietnam.net đều ở nước ngoài. Trong đó, chủ của www.vietnam.net là một công ty chuyên thiết kế mạng tại Mỹ, đăng ký thương quyền từ năm 1996 nhưng đến nay chưa thiết kế nội dung. Nếu click chuột vào www.vietnam.org, bạn sẽ thấy hình con rồng đá hai đầu và bên dưới là hình một người nước ngoài tên là Douglas Noel Adams đang cười tươi như... hoa! Địa chỉ này là sở hữu của Vietnam America Trade Development Group, có trụ sở tại Mỹ. Theo một Việt kiều kinh doanh mạng thông tin điện tử tại Mỹ, giá chuyển nhượng các “tên đẹp” như vừa kể, “bèo” lắm cũng... 50.000 USD! 

Lẽ ra dalathasfarm.com phải là tên miền của Công ty Dalat Hasfarm chuyên sản xuất và kinh doanh các loại hoa tươi. Tuy nhận thức được tầm quan trọng của Internet và chủ động đi đăng ký tên miền dalathasfarm.com nhưng vẫn có người nhanh hơn Công ty Dalat Hasfarm – đăng ký trước đó bốn tháng. Công ty Dalat Hasfarm mất khá nhiều thời gian thương lượng với người đăng ký mua dalathasfarm.com nhưng bất thành vì giá “chuyển nhượng” khá cao. Cuối cùng, Công ty Dalat Hasfarm đành đăng ký tên miền dalathasfarm-vn.com. 

Khoảng một năm sau, một công ty tại TPHCM chủ động liên hệ với Công ty Dalat Hasfarm, đề nghị được... thiết kế lại Website cho Công ty Dalat Hasfarm với quà khuyến mãi là... tên miền dalathasfarm.com. Công ty Dalat Hasfarm còn đang lưỡng lự thì công ty kia mở một hướng khác, nếu không muốn thiết kế thì... sẵn sàng bán lại. May là đoạn kết của dalathasfarm.com có hậu. Trong số bạn bè của công ty đang sở hữu tên miền này có người là bạn của lãnh đạo công ty Dalat Hasfarm. Nhờ vậy dalathasfarm.com về với chính chủ khá... nhẹ nhàng tuy phải đi lòng vòng, và khá lâu lắc. 
Tuy tên miền là phương tiện hữu hiệu hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, nhưng tại Việt Nam, số doanh nghiệp quan tâm đến việc đăng ký tên miền để bảo vệ và quảng bá thương hiệu của mình trên mạng còn rất ít. Thậm chí nhiều nơi chỉ đăng ký cho có nên quên khuấy việc đóng lệ phí duy trì. Số doanh nghiệp như Công ty TNHH Thực phẩm và nước giải khát Dutchlady Việt Nam - đăng ký 16 tên miền để bảo vệ và quảng bá các sản phẩm của mình trên mạng (cogaihalan.com.vn, suabot.com.vn, yomost.com.vn...) chỉ là cá biệt. 
Ngày 25-8 vừa qua, ông giám đốc một công ty tin học Việt Nam đã đăng ký một loạt tên miền của các hãng nổi tiếng thế giới như: Toshiba, IBM, BMW và Panasonic. Ngay sau đó, hai hãng Toshiba và Panasonic gửi hồ sơ đến VNNIC, xin cấp tên miền này cho mình. Do IBM và BMW không phản ứng, nên hai tên miền này đã được cấp cho người đăng ký trước. Quy định: “Tổ chức, cá nhân đăng ký trước được xét cấp trước” đã và đang tạo cơ hội cho một số người thực hiện hành vi có tính chất “đầu cơ” về tên miền. 
Theo ông Lê Nam Trung - Trưởng phòng Kinh tế Thống kê của VNNIC: “Tên miền chưa hẳn đã là thương hiệu, đặc biệt là ở Việt Nam. Cần tránh gây ngộ nhận, không đăng ký tên miền là mất thương hiệu. Chưa có nhu cầu sử dụng và chưa đăng ký thì không thể gọi là mất. Nếu mình có thương hiệu mà bị người ta lấy thương hiệu đó đăng ký làm tên miền của họ thì mới gọi là mất. Nhiều người không có nhu cầu, không đăng ký và có người khác đăng ký thì đương nhiên người đăng ký sẽ được sử dụng nếu tên miền này không liên quan đến thương hiệu nào cả”. Trong trường hợp tên miền www.ibm.com.vn, khi VNNIC gửi khuyến cáo, cảnh báo Công ty IBM nguy cơ mất tên miền, IBM Việt Nam không có phản ứng gì, đến khi nhận thức ra tầm quan trọng của vấn đề thì tên miền này đã được cấp cho người nhanh chân đăng ký trước và IBM Việt Nam đã phải thương lượng với người này để lấy lại tên miền của mình. 

Một loại tài sản chưa được quan tâm

So với các nước trong khu vực, sự xuất hiện của Internet ở Việt Nam muộn hơn. Số ứng dụng hạ tầng công nghệ, ứng dụng trên mạng Internet, công ty ứng dụng phần mềm và cung cấp thông tin trên mạng... đề còn khiêm tốn. Nhiều người chỉ mới sử dụng Internet để gửi - nhận e-mail, kiểm tra thông tin thị trường. So sánh với hệ thống máy chủ dịch vụ của các quốc gia khác thì ở ta còn quá nhỏ. Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo ra một thực trạng đáng buồn cho tên miền .vn. Người cần tên miền đúng với tên công ty, sản phẩm của mình thì không có. Ngược lại, rất nhiều tên miền quan trọng đang thuộc quyền định đoạt của những người chưa chắc đã cần tới nó. 
Ông Trung cho rằng, lý do các doanh nghiệp chưa quan tâm đăng ký tên miền còn bởi một số công ty nước ngoài cho rằng, thị trường Việt Nam quá nhỏ, không cần đánh bóng tên tuổi ở Việt Nam. Cũng có những doanh nghiệp vì cơ cấu quá cồng kềnh, không ai chịu trách nhiệm hoặc chưa nhận thức đúng về giá trị tên miền trên mạng nên không quan tâm đến việc đăng ký hoặc đăng ký tên miền xong thì để đấy. Đã có trường hợp sau khi đăng ký tên miền tại FPT, hai năm sau khi có việc quay lại cơ quan này, khách hàng ấy hỏi thăm: “Không biết trang Web của tôi dạo này thế nào?!”.
tcaviet@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT: