Vua Tên Miền: Chuyên gia Tư vấn và Mua bán tên miền đẹp, đảm bảo uy tín và giá trị! Hãy liên hệ: Mr. Nguyễn Đình Chiến (.com), Mobi-Zalo: 0912 191 357 để được tư vấn, hổ trợ miễn phí! Trân trọng cảm ơn quý khách đã ủng hộ VuaTenMien.Com trong thời gian qua!
kinh doanh, bán hàng, tư vấn, bảo hiểm Những cá nhân, tổ chức, đại lý,muốn bán, hợp đồng bảo hiểm
20.8.12

Mua tên miền (TM) thì rất dễ nhưng quản trị TM và chọn các công nghệ phát triển lại là việc khác. Sau đây là các bước cần thiết để thiết lập và chọn nơi lưu trữ (hosting) web, email với TM đã đăng ký, quản lý và bảo mật website.


Trước hết, bạn cần đặt TM sao cho có liên quan đến phạm vi hoạt động của công ty, chẳng hạn như GoDaddy.com, Network Solutions hay Register.com. Kế tiếp, bạn nhớ kiểm tra cẩn thận các chi tiết đăng ký và số tiền phải trả cho từng năm để duy trì TM này. Mỗi tên miền đăng ký sẽ ghi nhận địa chỉ trang web, email và các máy chủ. Chẳng hạn, Hình 1 là danh sách các chỉ mục cần thiết cho TM của trang Webinformant.tv.

Về nơi đặt dữ liệu, bạn có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ cho cả web và email tại nơi đăng ký TM. Tuy thuận lợi, nhưng sẽ khó khăn nếu bạn muốn chuyển sang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp khác. Việc chuyển nơi đặt web, email sẽ dễ dàng hơn nếu đăng ký tên miền không gồm dịch vụ hosting.
Chọn hosting

Với hosting web, bạn có 3 tùy chọn là sử dụng dịch vụ web chung của nhà cung cấp (gần như miễn phí); sử dụng máy chủ cá nhân ảo với phần mềm máy chủ chạy trên Windows hay Linux (giá khoảng từ 900.000đ đến 9.000.000đ/năm – 50USD đến 500USD) hay sử dụng các gói dịch vụ hosting của nhà cung cấp (khoảng 320.000đ/năm hoặc hơn tùy dung lượng).

Nếu tài chính eo hẹp, bạn có thể dùng các dịch vụ miễn phí tại Blogger.com, LiveJournal.com, TyPad.com và WordPress.com.... Các trang web này cho phép dễ dàng thiết lập và duy trì hosting web nhưng các thiết kế và các trang mẫu không nhiều để lựa chọn. Tuy nhiên, việc cập nhật trang web khá dễ dàng và bạn cũng sẽ không cần đến các dịch vụ thiết kế hình ảnh cho web.

Với các hosting giá thấp, bạn có thể tham khảo bài viết "Cheap choices for web hosting" (find.pcworld.com/63662). Bài viết giúp bạn so sánh dịch vụ Office Live Small Bussiness và Webly do Microsoft cung cấp, đây là 2 dịch vụ khá tốt để bạn sớm "trình làng" trang web của mình.

Một tùy chọn khác là sử dụng Wordpress.com như trang chủ. Việc này yêu cầu bạn phải chuyển tiếp TM sang WordPress.com hoặc xác lập thông số trên WordPress ánh xạ TM (domain mapping). WorldPress miễn phí dịch vụ chuyển tiếp TM nhưng việc ánh xạ TM thì thu khoảng 180.000đ/năm. WordPress có hàng nghìn tiện ích hỗ trợ (plug-in) được thiết kế sẵn, cho phép bạn mở rộng các chức năng dịch vụ. Tuy nhiên, để sử dụng chúng, bạn cần cài đặt phần mềm của WordPress lên máy chủ ảo của nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ hosting web.
Hình 1: Bảng thông tin về TM đã đăng ký
Chọn máy chủ
Hình 2: Quản lý các chương trình thông qua bảng điều khiển giao diện web của GoDaddy
Bạn nên chọn máy chủ ảo riêng hay máy chủ theo gói dịch vụ cho web. Hiện nay, nhiều công ty sở hữu máy chủ riêng, Hosting-Review.com giúp bạn dễ dàng so sánh giá và lập kế hoạch chọn máy chủ. Các yếu tố cần quan tâm (trong đó có phần chi phí) gồm dung lượng ổ cứng lưu dữ liệu, chi phí phát sinh cho email và các ứng dụng cơ sở dữ liệu, chi phí điện thoại hỗ trợ dịch vụ.

Dù chọn bất kỳ nhà cung cấp nào thì mục tiêu cuối cùng của bạn cũng phải dựa vào nền tảng web để quản trị máy chủ và các chương trình liên quan chạy trên đó (xem trình quản lý của GoDaddy.com trên Hình 2).

Tiếp theo, bạn phải quyết định nơi đặt email. Bạn có thể đặt email tại nơi đăng ký TM – nhưng về sau, nếu muốn chuyển nơi đăng ký TM, bạn sẽ gặp nhiều rắc rối khi di chuyển email hay web sang nơi khác. Một lựa chọn khác là bạn có thể đặt email tại nơi đang hosting web.

Hoặc, bạn có thể dùng Google cho TM địa chỉ email của mình. Hosting e-mail của Google sử dụng giao diện Webmail tương tự Gmail. Nếu thích, bạn có thể thiết lập tài khoản email này kết nối với Outlook hoặc phần mềm quản lý email khác.

Google cung cấp 2 tùy chọn là phiên bản Google Apps Standard (miễn phí) cho 50 người dùng với 7GB lưu trữ và phiên bản cao cấp Google Apps Premier (900.000đ/năm/tài khoản), dung lượng 25GB.
Đăng ký tên miền tại Việt Nam
Để kiểm tra sự tồn tại của TM mà mình muốn đăng ký, bạn có thể vào trang web của các nhà đăng ký TM, chẳng hạn tenmien.vn, data.fpt.vn/dich-vu-ten-mien.aspx, pavietnam.vn, matbao.net…. Sau khi kiểm tra chắc chắn TM chưa tồn tại, bạn có thể tiến hành đăng ký sở hữu TM tại các nhà đăng ký TM Việt Nam (lưu ý, nên chọn nhà đăng ký TM đã được đăng ký hoạt động với Bộ TT-TT năm 2009, kiểm tra tại thongbaotenmien.vn/jsp/listNoneVNDomainRegistrars.jsp để biết các nhà đăng ký TM chính thức.

Sau đây là một số nơi cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền mà bạn có thể liên lạc:

- Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC (vnnic.vn và tenmien.vnn.vn - trực thuộc VDC). Các tên miền quốc gia Việt Nam được quản lý duy nhất tại VNNIC. Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, các tổ chức nước ngoài đều có thể đăng ký TM .vn tại đây.

- Công ty TNHH MTV Viễn Thông Quốc Tế FPT – FTI (data.fpt.vn/dich-vu-ten-mien.aspx) là một trong những nhà đăng ký tên miền lớn nhất Việt Nam. Tại đây, bạn có thể đăng ký TM trực tiếp hoặc trực tuyến và thanh toán bằng thẻ Vietcombank Connect 24, Visa, MasterCard.

- Mắt Bão (matbao.net) là nhà đăng ký tên miền .vn thuộc Trung tâm Quản lý TM Việt Nam, đồng thời là đại lý chính thức của Enom và OnlineNIC tại Việt Nam.

- PA Vietnam (pavietnam.vn) là nhà đăng ký tên miền cấp cao mã quốc gia .vn thuộc Trung tâm tên miền Quốc gia - Bộ Bưu chính Viễn thông. Ngoài ra, P.A cũng là đại lý chính thức của Directi Inc & Enom Inc tại Việt Nam được tổ chức quản lý tên miền quốc tế ICANN công nhận (TM của bạn có thể quản lý bởi P.A Vietnam, Directi, Enom Inc).

- 3inetworks JSC (3inetwork.com.vn) là đại lý cấp 1 của DirectI và Net Earth One, hai nhà cung cấp được tổ chức tên miền quốc tế ICANN công nhận (icann.org).

Tại Việt Nam có rất nhiều nhà đăng ký TM kiêm luôn việc cho thuê máy chủ, hosting, thậm chí nhận thiết kế website, chẳng hạn Mắt Bão, DigiStar, .... Với sự phối hợp của Intel, NTC (Công ty TNHH Tin Học Viễn Thông Nhất Tiến Chung) và ODS (Công ty cổ phần Dịch Vụ Dữ Liệu Trực Tuyến), các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận chương trình “Máy chủ Hạt dẻ” thông qua tám nhà cung cấp hosting triển khai dịch vụ bao gồm Mắt Bão (www.matbao.vn), Digipower (www.digipower.vn), Viethosting (http://viethosting.vn), BeeHost (www.beehost.vn), FiboVietnam (www.fiboweb.com), DigiStar (http://digistar.vn/), ViSun (www.visun.com.vn), Hoàng Thông (http://domain.htnet.vn/).

Phương thức thanh toán: Với các nhà đăng ký nước ngoài, việc thanh toán thông qua các thẻ tín dụng Paypal, Credit ... ngôn ngữ hỗ trợ là tiếng Anh, còn các nhà đăng ký ở Việt Nam, bạn có thể thanh toán trực tiếp hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, Paypal...


Bảo vệ tên miền


Naiscorp là DN may mắn “đòi” lại được TM www.socbay.com sau 46 giờ bị hacker kiểm soát. Việc xảy ra đầu tháng 6/2009: Hacker đã lấy mất tài khoản email dùng để đăng ký và chiếm quyền sở hữu TM socbay.com. Đối phó của Naiscorp: bảo toàn dữ liệu; đưa vào sử dụng TM socbay.vn đăng ký từ năm 2006; liên lạc với nhà cung cấp DV TM Tucows và Hover để trưng các bằng chứng về quyền sở hữu tài khoản socbay.com. Nhà cung cấp kịp thời khóa tài khoản này không cho hacker chuyển sang nhà cung cấp DV khác. Sau khi xác thực, nhà cung cấp đã chuyển quyền điều khiển TM này lại cho Naiscorp. Ông Nguyễn Xuân Tài, tổng giám đốc Naiscorp chia sẻ:
Phòng
Naiscorp hoạt động tìm kiếm trực tuyến. Hệ thống www.socbay.com là sản phẩm chính của công ty. Từ đầu, Naiscorp đã xác định các kỹ thuật cũng như các vấn đề bảo mật thông tin phải được ưu tiên, đảm bảo sự ổn định và an toàn cho hệ thống trên tất cả các phương diện kỹ thuật, phần mềm, phần cứng. Naiscorp còn luôn luôn kiểm tra và xác lập các thông tin cá nhân của tài khoản TM… Nên chuẩn bị một số TM phòng khi có sự cố vẫn có thể duy trì DV chờ khắc phục hậu quả. Chủ sở hữu TM .vn dễ lấy lại TM hơn là TM quốc tế. DN cũng cần trợ giúp người dùng trong các trường hợp TM bị giả mạo, lừa đảo. Các hình thức trợ giúp như mua các TM tương đồng, gần giống với TM chính để người dùng luôn có thể truy cập vào DV họ muốn. Đối với TM lừa đảo, DN không có khả năng can thiệp. Nâng cao ý thức của người dùng là biện pháp duy nhất (phổ biến cho mọi người cách hackers lừa đảo, các cách thức kiểm tra độ tin cậy của TM khi sử dụng DV…).
Chống
“Việc lựa chọn nhà cung cấp TM cũng rất quan trọng vì nhà cung cấp DV TM cũng có thể bị hacker hạ gục”, ông Nguyễn Xuân Tài.
Nơi lỏng bảo mật thường phát sinh trong quá trình vận hành, lưu chuyển và thay đổi thông tin. Vụ TM www.socbay.com bị hack thông qua cơ chế xác lập lại password của Gmail. DN không ngờ được. Vậy, cần quản lý thật chặt các thông tin tài khoản liên quan tới TM. Trường hợp không may, bằng các giấy tờ cần thiết, các hóa đơn thanh toán…, chúng ta vẫn có thể thuyết phục nhà cung cấp xác lập lại cho mình. Naiscorp lấy lại TM bằng cách này sau khi bị hacker tìm cách chiếm đoạt. Khi có sự cố, chứng minh quyền sở hữu TM để lấy lại quyền điều khiển TM là cần thiết nhất. DN thường chỉ chứng minh thông thường qua email đăng ký trong khi ở tình huống tranh chấp, nếu không nắm quyền sở hữu email đăng ký sẽ dễ mất luôn quyền sở hữu. Vì vậy, DN cần đăng ký với nhà cung cấp DV chứng thực quyền sở hữu theo nhiều cách khác nhau: thay đổi TM phải có văn bản xác nhận của công ty; cam kết không cho phép chuyển TM ra khỏi nhà cung cấp trong mọi trường hợp…
Các nguy cơ
Cướp TM: Hacker nắm được quyền kiểm soát TM bằng cách đoạt các thông tin chứng thực. Hacker lấy cắp các thông tin đó bằng xâm nhập máy tính, cài keylog... Có khi nhà cung cấp TM sơ hở để hacker chiếm quyền và dùng quyền đó cướp TM họ quản lý.
Giả mạo TM: 2 TM gần giống nhau không cho ra IP giống nhau. Lợi dụng người dùng thường không kiểm tra kỹ TM, hacker tạo một TM giả để lừa. Một số hình thức như: TM tương đồng hay TM dài với những chữ đầu như TM nổi tiếng (người dùng không để ý những chữ tiếp theo). Mail.yahoooo.com thuộc sở hữu của một cá nhân chứ không phải của Yahoo! (mà phải là mail.yahoo.com). Người dùng có thể truy cập vào hệ thống không phải của Yahoo mà vẫn tưởng là Yahoo. www-google.com là ví dụ TM tương đồng…
Đầu độc TM: Hệ thống TM (DNS) thế giới rất phức tạp. Với hầu hết DV Internet, muốn truy cập, người dùng phải dùng DNS. DNS trục trặc, DV đó bị ngừng trệ cho dù máy chủ vẫn chạy. DNS hoạt động theo phân cấp. Người dùng phân giải TM ở các máy chủ DNS cấp thấp nhất trước khi phân giải TM ở máy chủ root hay máy chủ chứa TM. Khi các máy chủ DNS cấp thấp không được bảo vệ đầy đủ, hacker có thể lợi dụng. Bằng cách nào đó, hacker thay đổi giá trị DNS lưu tạm ở một máy chủ DNS cấp thấp và toàn bộ người dùng phụ thuộc máy chủ DNS cấp thấp này sẽ nhận về giá trị phân giải TM sai mà không biết. Hacker chỉ có thể đầu độc DNS ở phạm vi cục bộ, rất khó tấn công DNS ở quy mô lớn hơn.

Ngăn chặn xâm phạm tên miền

Thông tin trên website doanh nghiệp (DN) này bị website khác có tên miền gần giống sao chép khiến DN làm ăn chân chính bị thiệt hại. Nhưng khiếu kiện hành vi vi phạm này không dễ...

Việc xâm phạm quyền SHTT trên mạng đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế và uy tín của DN làm ăn chân chính. Trường hợp điển hình của một DN trong lĩnh vực sản xuất thang máy như sau: đã đăng ký nhãn hiệu và dùng nhãn hiệu làm tên miền website. Nhưng thông tin của DN đưa lên website chưa được bao lâu thì bị một DN khác cùng ngành nghề sao chép. DN (sao chép) không chỉ dùng tên miền tương tự mà còn dùng toàn bộ hình ảnh, thông tin quảng bá của họ để đưa lên website của mình.

Hậu quả là người tiêu dùng đã từng truy cập website của DN gốc nhầm lẫn đăng nhập và mua phải hàng hóa kém chất lượng của DN (sao chép). Khách hàng “mắng vốn” DN “gốc”. Bức xúc, DN này yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm trên!

Nhưng theo bà Như, hành vi vi phạm kiểu này đang là thách thức đối với các cơ quan thực thi pháp luật, bởi khi cơ quan thực thi có mặt thì DN sao chép đã gỡ bỏ thông tin; một thời gian sau, thông tin vi phạm lại tiếp tục được đưa lên như cũ..

Một tình huống khác về sao chép thông tin của một DN sản xuất nệm Mouse có tên tuổi cũng khiến chủ sở hữu đích thực không biết phải kiện đối thủ về hành vi vi phạm nào?! Cụ thể, DN “chính hiệu” đã đưa lên website của mình rất nhiều nội dung quảng cáo sản phẩm do họ sản xuất. Nhưng thông tin vừa được đưa lên, lập tức một website khác cùng ngành sao chép (không lấy nguyên xi mà chỉ copy từng đoạn và sắp xếp lại thứ tự các chi tiết thông tin)...
“Tên tuổi” bị chào bán
Bà Như kể, có rất nhiều nhãn hiệu, tên thương mại của DN có “tên tuổi” của Việt Nam bị người khác lấy đi đăng ký tên miền, sau đó, họ dùng tên miền này để chào bán lại cho chính công ty của họ.
“Đăng ký tên miền ngày càng dễ dàng và chi phí không đắt, các DN có thể đăng ký, sử dụng tên miền bằng chính nhãn hiệu, tên thương mại của mình để thuận lợi cho bảo hộ sau này. ”
Nếu mua lại, DN sẽ phải tốn một khoản tiền lớn gấp đôi, thậm chí gấp 5 đến 10 lần so với phí đăng ký một tên miền khác. Nhưng, nếu không mua lại họ sẽ bán lại cho những DN khác. Việc sử dụng tên miền trùng lắp với nhãn hiệu, tên thương mại của mình để quảng cáo, bán hàng trên mạng sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín và cơ hội kinh doanh của DN gốc.

Tại Việt Nam, các quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT trên Internet đã có nhưng chưa đủ mạnh để ngăn chặn. Các DN Việt Nam cũng đã tận dụng tối đa các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền nhưng không mấy hiệu quả. Vì ngay từ khâu thu thập chứng cứ vi phạm để yêu cầu xử lý đã hết sức khó khăn, nhất là đối với tình trạng bên vi phạm đưa thông tin vi phạm “thoắt ẩn”, “thoắt hiện” như tình huống nêu trên.
Các chương trình hỗ trợ

Nhằm hỗ trợ DN bảo vệ quyền SHTT, bà Như cho biết, tại TP.HCM có các Chương trình 168, 127, 68 về: “Hành động hợp tác Phòng và Chống xâm phạm quyền SHTT”; “Chống hàng giả và gian lận thương mại”; và "Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ”. Các DN có thể tận dụng cơ hội từ các chương trình hỗ trợ này để bảo vệ quyền SHTT khi có hành vi vi phạm xảy ra.
Bà Như khuyên, các DN nên chủ động ngăn chặn hành vi vi phạm trước khi nó xảy ra.Đăng ký tên miền ngày càng dễ dàng và chi phí không đắt, các DN có thể đăng ký, sử dụng tên miền bằng chính nhãn hiệu, tên thương mại của mình để thuận lợi cho bảo hộ sau này.

Mặt khác, các DN cũng cần lưu ý đến thời hạn sử dụng của tên miền và thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận nhãn hiệu. Nếu hết thời hạn, DN không làm thủ tục gia hạn thì hiệu lực của các giấy chứng nhận sẽ hết, khi đó người khác có thể đăng ký, chiếm giữ thậm chí có thể kiện ngược lại nếu họ được cấp văn bằng.

Ngoài ra, DN có thể chứng thực các chứng cứ vi phạm trên mạng Internet để làm bằng chứng vi phạm khi nộp hồ sơ khiếu kiện thông qua “Phòng Thừa phát lại” tại TP.HCM. Khi đã chứng thực được chứng cứ vi phạm thì dù thông tin vi phạm có bị gỡ đi khỏi mạng Internet cũng không làm ảnh hưởng quá trình khiếu nại, tố cáo

“Để ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT trên mạng Internet, hệ thống văn bản pháp luật cần phải đầy đủ và có các biện pháp chế tài đủ mạnh để răn đe hành vi tái vi phạm”, bà Như cho biết thêm.
Nghị định 197/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định: Phạt tiền từ 5 triệu đến 20 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau đây: Đăng ký, chiếm giữ sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của người khác được bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

Bên cạnh hình thức phạt tiền còn có các hình thức xử phạt bổ sung như: đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm kể cả hoạt động thương mại điện tử đến 6 tháng.

Và các biện pháp khắc phục hậu quả là: loại bỏ yếu tố vi phạm; buộc loại bỏ thông tin về hàng hóa dịch vụ vi phạm trên phương tiện quảng cáo, trang tin điện tử, buộc thay đổi, thu hồi tên miền chứa yếu tố vi phạm.


Nguồn: VuaTenMien.Com
tcaviet@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT: