Vua Tên Miền: Chuyên gia Tư vấn và Mua bán tên miền đẹp, đảm bảo uy tín và giá trị! Hãy liên hệ: Mr. Nguyễn Đình Chiến (.com), Mobi-Zalo: 0912 191 357 để được tư vấn, hổ trợ miễn phí! Trân trọng cảm ơn quý khách đã ủng hộ VuaTenMien.Com trong thời gian qua!
kinh doanh, bán hàng, tư vấn, bảo hiểm Những cá nhân, tổ chức, đại lý,muốn bán, hợp đồng bảo hiểm
12.12.16

tai-sao-ban-khong-nen-mua-ten-mien-giam-gia
Tên miền (domain), hosting và mã nguồn là 3 thành phần chính cấu hình nên một blog/ website. Do đó, lựa chọn cho mình một nhà cung cấp tên miền uy tín và chất lượng là một trong những yêu cầu tiên quyết nếu bạn thực sự muốn xây dựng blog/ website một cách nghiêm túc và lâu dài. Giá tên miền quốc tế (.com, .net…) hiện nay cũng khá là rẻ, chỉ giao động trong khoảng vài trăm nghìn đồng ($10). Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, vào thời gian này, các chương trình khuyến mãi tên miền đang nở rộ với mức giá rẻ đến bất ngờ, chỉ từ 20.000 VNĐ cho một năm sử dụng.

Tuy nhiên, lời khuyên chân thành là các bạn nên cảnh giác với những chương trình khuyến mãi kiểu như vậy. Đừng vì giảm được mấy chục nghìn đồng (hay vài $) mà vội vàng lựa chọn những nhà cung cấp không có uy tín để đăng ký tên miền. Những chi phí mà bạn tiết kiệm được chẳng thấm vào đâu so với những rắc rối mà bạn có thể gặp phải. Bạn không tin ư?

Chính tôi đã từng rơi vào hoàn cảnh như vậy. Khi bắt đầu nhen nhóm ý tưởng xây dựng WP Căn bản, tôi đã đặt mua tên miền này ở một trang web có tên là Thiên Mã với mức giá 200.000 VNĐ/ năm. Mức giá này khá rẻ so với mặt bằng ở Việt Nam thời điểm đó, đặc biệt là khi tôi chưa có thẻ VISA hay Paypal để thanh toán quốc tế. Sinh viên mà, thấy rẻ thì mua thôi. Và chắc hẳn nhiều bạn ở đây cũng có chung suy nghĩ như vậy.

Mọi vấn đề bắt đầu phát sinh khi tôi muốn transfer tên miền sang NameCheap vào dịp Black Friday 2014. Bên Thiên Mã tìm mọi cách để gây khó dễ nhằm bắt tôi phải gia hạn tên miền thêm 1 năm trước khi cung cấp mã EPP. Họ viện lý do tôi đã được mua tên miền với giá rẻ trước đó nên cần phải gia hạn thêm 1 năm thì mới được transfer. Nhân viên của Thiên Mã thậm chí còn tạo mới một trang “quy định” để đưa cho tôi xem. 

Tôi lấy link của trang đó search trên Google thì không thấy xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Và không ai có thể thấy trang “quy định” đó nằm ở đâu, ngoại trừ khi click vào link mà bên Thiên Mã cung cấp. Cuối cùng, tôi đành phải “bố thí” cho họ vài trăm nghìn trước khi chuyển qua NameCheap. Hiện tại, website của Thiên Mã đã không còn hoạt động nữa, khi truy cập vào, bạn sẽ được chuyển hướng về website của VMMS. Đó là một trong những kinh nghiệm xương máu khiến tôi nói “KHÔNG” với tên miền giảm giá, đặc biệt là tại Việt Nam.

Những rủi ro và rắc rối mà bạn có thể gặp phải khi mua tên miền giảm giá

  • Bạn có thể bị chính nhà cung cấp “cướp” mất tên miền đẹp khi “check” trên website của họ. Đây không phải là chuyện hiếm gặp, đặc biệt là tại Việt Nam, nơi mà nạn đầu cơ tên miền đẹp nhằm trục lợi (bán lại với giá cao) xảy ra phổ biến.
  • Bạn có thể sẽ phải trả chi phí gia hạn tên miền cao hơn rất nhiều so với mức giá thông thường trong những năm tiếp theo, trước khi có thể transfer đi nơi khác.
  • Bạn có thể sẽ bị “sách nhiễu” và “gây khó dễ” bằng cách “thủ đoạn” khác nhau, trong trường hợp muốn transfer tên miền qua nhà cung cấp khác.
  • Và rất nhiều vấn đề khác…
  •  

Lời khuyên khi mua tên miền giảm giá

Các bạn chỉ nên mua tên miền giảm giá trong trường hợp tên miền đó không quan trọng và không có ý định sử dụng nó lâu dài. Còn nếu vẫn muốn mua nhằm tiết kiệm chi phí, hãy lưu ý các vấn đề sau đây:
  • Kiểm tra tên miền trên các công cụ uy tín như whois.com, who.is… để tránh bị người khác “đánh cắp ý tưởng” và đăng ký trước.
  • Đọc kỹ thể lệ của chương trình khuyến mãi, quy định transfer tên miền và mức giá gia hạn trong những năm tiếp theo. Bạn nào cẩn thận hơn thì có thể chụp ảnh để làm bằng chứng sau này.
  • Lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, có quy trình đăng ký và transfer đơn giản, nhanh chóng. Ưu tiên các nhà cung cấp cho phép lấy mã EPP một cách tự động.
  • Tham khảo ý kiến của những người dùng khác về chất lượng dịch vụ của một nhà cung cấp nào đó.
Còn bạn, bạn nghĩ gì về vấn đề mà tôi vừa đề cập ở trên? Theo bạn, có nên mua tên miền giảm giá sốc, tên miền giá rẻ hay không? Hãy cho chúng tôi biết quan điểm của bạn bằng cách sử dụng khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)

Source: VuaTenMien.Com
tcaviet@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT: