Vua Tên Miền: Chuyên gia Tư vấn và Mua bán tên miền đẹp, đảm bảo uy tín và giá trị! Hãy liên hệ: Mr. Nguyễn Đình Chiến (.com), Mobi-Zalo: 0912 191 357 để được tư vấn, hổ trợ miễn phí! Trân trọng cảm ơn quý khách đã ủng hộ VuaTenMien.Com trong thời gian qua!
kinh doanh, bán hàng, tư vấn, bảo hiểm Những cá nhân, tổ chức, đại lý,muốn bán, hợp đồng bảo hiểm
26.1.19


Việc công ty, tổ chức có lấy được tên miền trùng với thương hiệu của mình hay không là một vấn đề thuộc loại quan trọng bậc nhất trong việc phát triển công ty hoặc xây dựng thương hiệu theo hướng bền vững. Công ty không đồng bộ thương hiệu (nhãn hiệu) với tên miền sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng, nguy hiểm hơn nếu tên miền rơi vào tay đối thủ cạnh tranh, vô hình chung, công ty đã trao quyết định “nhận diện thương hiệu” cho chính kẻ sẽ gây thiệt hại cho mình.

  1. Tên miền là gì ?
Theo định nghĩa từ Wikipedia “Theo định nghĩa (RFC 1034, được cập nhật bằng RFC 1123), tên miền được tạo thành từ các nhãn không rỗng phân cách nhau bằng dấu chấm (.); những nhãn này giới hạn ở các chữ cái ASCII từ a đến z (không phân biệt hoa thường), chữ số từ 0 đến 9, và dấu gạch ngang (-), kèm theo những giới hạn về chiều dài tên và vị trí dấu gạch ngang. Đó là dấu gạch ngang không được xuất hiện ở đầu hoặc cuối của nhãn, và chiều dài của nhãn nên trong khoảng từ 1 đến 63 và tổng chiều dài của một tên miền không được vượt quá 255”
Kiểu định nghĩa nêu trên khá khó hiểu vì nó là kiến thức chuyên môn, tôi xin nói nôm na như sau “tên miền là cụm các chữ cái hoặc số mà khi gõ vào trình duyệt nó sẽ đưa chúng ta đến một địa chỉ trang web cụ thể, tên miền là duy nhất và không thể trùng lặp”
  1. Có những loại tên miền nào ?
Như đã nói ở trên “tên miền là duy nhất và không thể trùng lặp” nhưng có người sẽ nói có rất nhiều tên miền giống nhau đại loại như “nguyenmanhthang.com, nguyenmanhthang.net, nguyenmanhthang.vn, nguyenmanhthang.com.vn” đấy thôi, không, chúng khác nhau đấy, khác ở các cấp (level) domain mà, có 3 cấp tên miền khác nhau:
2.1 Tên miền cấp cao nhất-Top Level Domain
Tên miền cấp cao nhất (tiếng Anh Top-level Domain – TLD) là phần cuối cùng của một tên miền Internet; hay nói cách khác, nó là những chữ đi sau dấu chấm cuối cùng của một tên miền. Ví dụ, trong tên miền www.nguyenmanhthang.com, tên miền cấp cao nhất là com (hoặc COM, vì tên miền không phân biệt dạng chữ).
Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority – IANA) hiện chia tên miền cấp cao nhất thành ba loại:
  • Tên miền cấp cao nhất dùng chung (gTLD): Về mặt lý thuyết, được sử dụng bởi một kiểu tổ chức nào đó (ví dụ, .com cho những tổ chức thương mại). Nó có ba ký tự trở lên. Phần lớn các tên miền dùng chung có thể được dùng trên toàn thế giới, nhưng vì những lý do lịch sử tên miền .mil (quân đội – military) và .gov (chính phủ – government) bị giới hạn chỉ được dùng cho các cơ quan tương ứng của Hoa Kỳ. Tên miền dùng chung được chia nhỏ thành các tên miền cấp cao nhất có tài trợ (sTLD), như.aero,.coop và.museum, và tên miền cấp cao nhất không có tài trợ (uTLD), như.biz,.info,.name và.pro.
  • Tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD): Được sử dụng bởi một quốc gia hoặc lãnh thổ phụ thuộc. Nó có hai ký tự, ví dụ .vn cho Việt Nam.
  • Tên miền cấp cao nhất hạ tầng (iTLD): Tên miền cấo cao nhất .arpa là tên miền duy nhất được xác định thuộc loại này. .root cũng có tồn tại nhưng không biết lý do.
2.2 Tên miền cấp hai
Tên miền cấp hai là sự kết hợp giữa tên miền cấp một và tên miền cấp quốc gia cao nhất, ví dụ .com.vn hoặc .net.vn
***Có một vài quan điểm cho rằng tên miền cấp quốc gia là tên miền cấp hai và tên miền 2.2 là tên miền cấp ba, nhưng quan điểm của mình tất cả những gì “sau tên chính” đều được hiểu là SUB, còn nếu không, nó sẽ luôn là Top Level. (Mình sẽ cố gắng viết thêm về cách sử dụng tên miền cho trang web).
Như đã nói, các tên miền về mặt lý thuyết sẽ được sử dụng bởi một kiểu tổ chức nào đó và họ sẽ lựa chọn các đuôi phía sau (com, net, org) tùy thuộc vào lĩnh vực chính họ hoạt động hoặc muốn hướng tới, cụ thể:
Chúng ta có các đuôi tên miền truyền thống như:
.com (commercial) thường dùng cho các hoạt động thương mại.
.net (network) thường được dùng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ hoặc các tập đoàn có nhiều công ty con (group).
.org (organization) thường được dùng cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức phi lợi nhuận.
Các tên miền TLD có tài trợ mới xuất hiện như: xyz (nổi tiếng nhất là tên miền công ty mẹ của Google là abc.xyz), .tatto, .realestate và rất nhiều nữa.

  1. Chọn tên miền thế nào
Chọn tên miền thế nào lại không phải là quyết định ở tôi, nó là của bạn, nhưng tôi có 1 vài tiêu chí để các bạn có một lựa chọn hợp lý nhất:
  1. Bạn là ai: như đã nói bên trên, các tên miền có cách ngầm hiểu về tổ chức đang sử dụng là ai và tính đồng nhất giữa thương hiệu và tên miền. Nếu bạn muốn người dùng biết bạn đến từ đâu nữa thì hãy mua một ccTLD. Hồi trước có quan điểm thế này, nếu bạn ở Việt nam, bạn mua tên miền .vn thì sẽ được SE quan tâm hơn, cái này SAI 100%, các SE luôn biết bạn đến từ đâu, dù bạn có mua tên miền .sao hỏa đi chăng nữa;
  2. Giá cả: Giá cả có thể sẽ không phải là vấn đề vì tên miền khá rẻ, nó chỉ thành vấn đề khi chúng ta muốn bảo vệ gắt gao thương hiệu của mình trên internet mà thôi. Các tên miền TLD có giá luôn rẻ hơn ccTLD (Namesilo vô địch khoản này);
  3.  
  4. Bảo mật: Cái này chắc rồi, chẳng ai muốn bị lấy mất thương hiệu của mình cả. Bảo mật ở đây có thể nói đến như: Bảo mật thông tin, bảo mật tài khoản đăng kí tên miền (bảo mật OTP, câu hỏi..) và khả năng bảo vệ khách hàng (người mua tên miền) của nhà cung cấp khi có tranh chấp xảy ra.
  5. Tiện dụng: Việc quản lý tên miền phải dễ dàng, tiện dụng và dễ hiểu, Uniregistry thậm chí có cả APP trên diện thoại để quản lý, các hãng khác nên học hỏi điều này;
  6. Cuối cùng là khách hàng nghĩ gì: Thực tế cho thấy, khách hàng luôn nghĩ tên miền TLD sẽ luôn hơn ccTLD, còn ccTLD sẽ luôn hơn sccTLD (2.2), tôi cũng nghĩ vậy. Một tên miền TLD nhìn chuyên nghiệp hơn nhiều (tôi sẽ làm một so sánh sau).

Hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn khác sâu sắc hơn trước khi có một quyết định hợp lý là mua tên miền để xây dựng thương hiệu cho riêng mình hoặc startup của mình.
tcaviet@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT: