Vua Tên Miền: Chuyên gia Tư vấn và Mua bán tên miền đẹp, đảm bảo uy tín và giá trị! Hãy liên hệ: Mr. Nguyễn Đình Chiến (.com), Mobi-Zalo: 0912 191 357 để được tư vấn, hổ trợ miễn phí! Trân trọng cảm ơn quý khách đã ủng hộ VuaTenMien.Com trong thời gian qua!
kinh doanh, bán hàng, tư vấn, bảo hiểm Những cá nhân, tổ chức, đại lý,muốn bán, hợp đồng bảo hiểm
1.7.12


Trong tên doanh nghiệp có gì? Nhiều thứ. Tên doanh nghiệp của bạn không chỉ phản ảnh thương hiệu và dễ nhớ, mà còn có các vấn đề pháp lý cần cân nhắc. Đây là cách đặt tên phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

Trong tên doanh nghiệp có gì? Nhiều thứ. Tên doanh nghiệp của bạn không chỉ phản ảnh thương hiệu và dễ nhớ, mà còn có các vấn đề pháp lý cần cân nhắc. Đây là cách đặt tên phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
Trong tên doanh nghiệp có gì? Nhiều thứ, đặt biệt là khi doanh nghiệp thành công. Tên doanh nghiệp hay có thể đại diện cho thành phố, tên dở dễ bị mờ nhạt và lãng quên. Bạn nên dành lượng thờ gian để đặt tên doanh nghiệp tương đương với thời lượng tạo ra ý tưởng, viết kế hoạch kinh doanh và lựa chọn thị trường , địa điểm.
Lý tưởng nhât tên doanh nghiệp truyền tãi chuyên môn , giá trị và tính độc đáo mà sản phẩm hoặc dịch vũ của bạn đang phát triển.
Có rất nhiều tranh cãi về thế nào là một tên doanh nghiệp hay. Một số chuyên gia tin rằng tên hay cần phải trừu tượng, không trùng lặp và chưa được phát triển, và tạo lên một hình ảnh. Một số chuyên gia khác lại nghĩ rằng tên doanh nghiệp cần truyền đạt thông tin để khách hàng biết ngay doanh nghiệp làm gì.
Một số khác lại tin rằng tên doanh nghiệp mới được tạo ra bằng cách ghép từ để tạo mới dễ nhớ hơn dùng từ thường. Một số khác lại tin rằng phần lớn tên ghép từ tạo mới dễ quên. Thực tế là bất kỳ loại đặt tên nào cũng hiệu quả nếu được chiến lược tiếp thị phù hợp hỗ trợ.
Tự Đặt Tên?

Sau khi xem xét mọi yếu tố trong tên hay của doanh nghiệp, bạn nên tìm tư vấn của chuyên gia trong ngành bạn sẽ kinh doanh. Chuyên gia đặt tên doanh nghiệp cũng là nguồn tốt để bạn tiếp cận vì họ có chuyên môn để khuyên bạn tên nào xấu, tên nào tốt trong danh sách tên dự định của doanh nghiệp bạn.
Họ cũng hiểu về luật bản quyền nhằm tránh cho bạn các rắc rối. Việc sử dụng dịch vụ đặt tên doanh nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam có chi phí giao động từ 300 đô la tới 1.000 đô la. Tuy nhiên lợi ích là việc đầu tư số tiền này sẽ tiết kiệm cho bạn gấp nhiều lần về sau, đặc biệt là khi bạn bán doanh nghiệp và định giá thương hiệu, tài sản vô hình.
Các chuyên gia có thể tìm ra tên hay hơn bạn tên dễ nhận ra và dễ nhớ, giúp bạn giảm chi phí tiếp thị và quảng bá về lâu về dài và tránh các vấn đề pháp lý với thương hiệu và bản quyền khi đăng ký trong trường hợp đã có ai đó đăng ký trước.
Các chuyên gia có thể tính đến cả yếu tố thiết kế liên quan tới tên doanh nghiệp của bạn để khi bạn in tên doanh nghiệp trên văn phòng phẩm được hài hòa và đẹp mắt. Nếu bạn muốn tiết kiệm ngân quỹ eo hẹp của mình khi khởi nghiệp, bạn có thể tự đặt tên áp dụng theo quy trình một chuyên gia đặt tên thực hiện, việc này sẽ do bạn làm và hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Có Nghĩa Gì?

Bắt đầu bằng việc quyết định xem bạn muốn giao tiếp những gì thông qua tên doanh nghiệp. Hiệu quả nhất là tên doanh nghiệp bạn cần củng cố cho các thành tố quan trọng trong doanh nghiệp bạn.
Ví dụ trong ngành bán lẻ, thị trường phân đoạn rõ ràng, tên doanh nghiệp phải truyền tải rất nhanh những gì khách hàng tìm. Ví dụ doanh nghiệp bán thực phẩm tại các cửa hàng cao cấp, thì tên doanh nghiệp phải truyền tải ấn tượng này.
Ví dụ doanh nghiệp đào tạo cho các nhà quản lý cao cấp, tên doanh nghiệp là Giáo Dục Hoàng Gia tạo ấn tượng về ngành đào tạo và dịch vụ đào tạo cao cấp, thay vì tên là Thần Nông hay Hương Lúa là những tên không phù hợp. Tên doanh nghiệp kết hợp với biểu tượng logo rất quan trọng trong vấn đề này. Bước đầu tiên và quan trọng nhất và chọn tên tạo ấn tượng doanh nghiệp cung cấp gì.
Tên doanh nghiệp có nên có ý nghĩa không? Phần lớn các chuyên gia cho rằng có. Tên doanh nghiệp của bạn càng giao tiếp truyền thông điệp tới người tiêu dùng, bạn càng ít phải giải thích về sản phẩm, dịch vụ của mình. Nhiều chuyên gia ưu tiên việc sử dụng từ thực hơn là việc ghép các từ thực để tạo từ mới và tránh dùng dãy số hoặc chữ đầu.
Tuy nhiên cũng nên cẩn thận khi sử dụng từ quá ý nghĩa, đặc biệt là các từ có nghĩa hẹp về địa lý và nghĩa. Ví dụ tên doanh nghiệp là “Công ty TNHH Đĩa cứng Nông cống.” Vậy khi công ty phát triển sang các huyện, thành phố, tỉnh khác như Hà nội, Đà nẵng hoặc ngành phần mềm, ngành đĩa mềm thì sao?
Các tên cụ thể chỉ có ý nghĩa khi bạn muốn mãi mãi chỉ hoạt động trong thị phần hẹp đó. Nếu bạn muốn doanh nghiệp phát triển sang thị phần khác thì cần đặt tên đủ bao quát để bạn có thể phát triển. Tên thế nào để vừa có ý nghĩa, vừa đủ bao quát? Các chuyên gia nêu ra sự khác biệt giữa tên miêu tả (như Đĩa cứng Nông cống) và tên gợi tưởng.
Tên miêu tả nêu ra điều rất cụ thể về doanh nghiệp, doanh nghiệp làm gì, địa điểm ở đâu, .v.v. Tên gợi tưởng thường trừu tượng hơn. Tên này tập chung vào doanh nghiệp làm gì. Bạn muốn truyền đạt chất lượng? sự tiện nghi? tính mới lạ? Đây là các loại đặc tính mà tên gợi tưởng thể hiện.
Ví dụ, tên “Vinatour” giúp khuếch trương các tour du lịch tại Việt Nam. Bạn sẽ nhận ra ngay đây là công ty có cung cấp tour du lịch tại Việt Nam, đôi khi bạn còn tưởng tượng ra công ty này cũng cung cấp các chuyến du lịch nước ngoài.
Tên này sẽ rất khác nếu bạn đặt tên là “Vietnamtour”, từ “Vina” khá thông dụng trong ngôn ngữ Việt nghĩa là “Việt Nam” và dễ đọc đối với các người Việt lẫn người nước ngoài, và vẫn có hương vị Việt. “Vinatour” sẽ không bị giới hạn ấn tượng là công ty chỉ cung cấp tour tại Việt Nam như “Vietnamtour.”

Trước khi bạn nghĩ về tên, hãy nghĩ tới các đặc tính chất lượng mà bạn muốn doanh nghiệp của mình được khách hàng nhìn nhận. Ví dụ bạn cung cấp dịch vụ đào tạo quản trị kinh doanh cao cấp, đặc tính bạn muốn khách hàng nhận ra là đào tạo mức độ học viên cao cấp. Ngay lập tức bạn có thể đặt tên là “Công ty CP Đào tạo Hoàng Dương” hoặc “Giáo Dục Hà nội” nhưng tên này không truyền tải thông điệp về những đặc tính kể trên. Nhưng hãy xem tên “Giáo Dục Hoàng Gia” vừa gợi tưởng đặc tính cao cấp.

Trước khi nghĩ về tên doanh nghiệp, hãy xem từ điển, sánh và các tạp chí để có ý tưởng. Nhờ bạn bè và người thân cùng giúp đỡ để có càng nhiều gợi ý và các quan điểm khác nhau càng tốt. Các chuyên gia đặt tên thường có tới 100 tên để lựa chọn. Bạn có thể không thể nghĩ ra nhiều đến như vậy, nhưng cố gắng có ít nhất 10 tên bạn nghĩ rằng phù hợp.
Khi bạn tham khảo ý kiến các nhà đầu tư cho doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ loại bỏ ít nhất một nửa số đó. Các tiêu chí về tên giao động tùy theo mức độ quan trọng của bạn. Ví dụ tên doanh nghiệp cần dễ đọc nếu bạn có kế hoạch tập chung quảng cáo nhiều trên ấn phẩm và biển hiệu. Nếu mọi người không phát âm được tên doanh nghiệp bạn, họ sẽ tránh nói đến tên đó. Ví dụ doanh nhân Nguyễn Thị Luyến Lúa đặt tên doanh nghiệp là “Công ty TNHH Luyến Lúa.” Tên này rất khó phát âm nên việc quảng cáo truyền miệng cũng khó hiệu quả.
Trong trường hợp doanh nghiệp bạn sẽ phát triển thị trường nước ngoài, hãy cân nhắc các tên không có nghĩa xấu trong tiếng ngoại quốc. Ví dụ doanh nhân Nguyễn Ai Phúc hoặc Trần Mai Dũng nếu đặt tên doanh nghiệp là “Công ty TNHH Ai Phúc” hay “Công ty CP Mai Dũng” sẽ có nghĩa xấu khi phát âm bằng tiếng Anh.
Nếu doanh nghiệp của bạn quảng cáo trọng tâm trên danh bạ điện thoại, bạn có thể cân nhắc yếu tố từ đầu tiên gần chữ A để dễ được liệt kê lên gần trên đầu danh sách. Nếu bạn đọc tên doanh nghiệp của mình mà không người nghe nào bật cười thì có thể tên đó được.
Chức năng chính của tên doanh nghiệp là tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác. Bạn phải xem xét, đo lường các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và xem loại thương hiệu nào các đối thủ cạnh tranh đã xây dựng và bạn có thể sử dụng tên doanh nghiệp để tạo khác biệt ra sao.
Tạo Tên Mới

Khi phần lớn các từ hay và thông dụng đã bị đăng ký thì việc ghép từ để tạo ra từ mới trở lên phổ biến. Ví dụ doanh nghiệp sản xuất tủ thép bảo mật đặt tên là “Công ty TNHH Thiết Sơn.” Tên doanh nghiệp gợi tưởng cho người nghe tủ thép rất chắc chắn như núi thép theo đúng thông điệp về đặc tính công ty muốn truyền tải. Một trong những lý do công ty mới được đặt tên mới là công ty mang giá trị và ý tưởng mới.
Nếu bạn sử dụng từ thông dụng, thì khó diễn đạt tính mới mẻ của ý tưởng. Nhưng tên ghép mới hay thường ngoài khả năng đối với người không chuyên đặt tên. Tên mới phức tạp sẽ ngụ ý sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp sẽ phức tạp, mà đây không phải là điều bạn muốn. Một giải pháp nữa là dùng cách viết hoặc đọc khác của từ thông dụng.
Ví dụ “Vina” thay cho “Việt Nam”, “ Saigon” thay cho “TP.HCM” và các cách đọc này nhiều khả năng là chưa bị đăng ký trước.
Sau khi đã lọc ra được 4-5 tên doanh nghiệp dễ nhớ, có ý nghĩa, và dễ đọc, bạn cần tìm xem các tên đó đã bị đăng ký chưa. Có hai nơi bạn cần xem là Sở kế hoạch đầu tư để xem tên doanh nghiệp đó đã bị đăng ký chưa và Cục sở hữu công nghiệp để xem tên đó đã được đăng ký bản quyền nhãn hiệu trong ngành hàng của bạn chưa.
Vậy có phải mọi tên đều phải đăng ký nhãn hiệu, bản quyền? Không. Có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ không đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền với Cục sở hữu công nghiệp mà chỉ đăng ký kinh doanh với Sở kế hoạch đầu tư. Bạn vẫn có thể hoạt động kinh doanh bình thường miễn là không vi phạm nhãn hiệu, bản quyền của ai đó đã đăng ký trước.
Nhưng việc đăng ký nhãn hiệu, bản quyền tại Cục sở hữu công nghiệp là cần thiết vì bạn không muốn bỏ tiền xây dựng thương hiệu của mình rồi sau này phát hiện ra ai đó đã đăng ký thương hiệu này trong lúc bạn đang kinh doanh mà bạn không hề biết.
Nếu bạn kinh doanh với nước ngoài thì việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế là cần thiết. Hãy tưởng tượng ra hai viễn cảnh: Bạn mới khởi nghiệp và xuất lô hàng đầu tiên sang Mỹ. Bỗng đâu nghe tin một công ty mơ hồ nào đó ở Texas khiếu kiện bạn vi phạm nhãn hiệu hàng hóa của họ và đưa bạn ra tòa với các chi phí pháp lý tại Mỹ làm doanh nghiệp bạn phá sản.
Hoặc viễn cảnh, doanh nghiệp bạn đang hoạt động và phát triển được sáu năm. Bạn muốn bán nhượng quyền cho các đại lý, nhưng lại phát hiện ra rằng có một đối thủ cạnh tranh không tên tuổi đã lẳng lặng đăng ký tên doanh nghiệp của bạn ba năm trước và bạn không thể phát triển tên đó nữa. Việc bỏ thêm một ít tiền để đăng ký bây giờ sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều vấn đề rắc rối và chi phí về sau.
Nhóm Ngành Tên Thương Mại
Một trong những nhầm tưởng về đăng ký tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa là doanh nhân nghĩ rằng việc đăng ký tên sẽ bao gồm rất cả các ngành cho tên đó. Nhưng thực ra không phải như vậy, Cục sở hữu công nghiệp có trên bốn mươi nhóm ngành đăng ký tên thương mại, nhãn hiệu.
Công ty nộp đơn đăng ký “Đồng tâm” cho một nhóm Gạch, Vật liệu xây dựng thì chỉ được bảo vệ cho nhóm này. Công ty khác hoạt động về Y tế có thể đăng ký tên “Đồng tâm” này. Khi đăng ký bạn cần xác định các nhóm ngành doanh nghiệp mình sẽ hoạt động trong tương lai. Tại Mỹ USPTO có 45 nhóm ngành tên thương mại để đăng ký.
Tên Miền Việt Nam Và Quốc Tế

Tên miền – domain – rất quan trọng với trang web giới thiệu về công ty và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hãy tìm xem tên miền của bạn đã bị đăng ký chưa. Có hai nhóm tên miền bạn cần lưu ý. Tên miền Việt Nam .VN như Kinhdoanh.vn được đăng ký với Trung tâm Internet Việt Nam www.vnnic.net.vnvà tên miền quốc tế .COM như Kinhdoanh.com được đăng ký qua nhà đăng ký quốc tế như www.godaddy.com
Chi phí đăng ký tên miền là 1.000.000 đồng lần đầu và 450.000 đồng từ năm thứ hai cho tên miền Việt Nam và 8 đô la Mỹ mỗi năm cho tên miền quốc tế. Bạn nên đăng ký tên miền cấp 2 Việt Nam .VN hay vì tên miền cấp 3 .COM.VN và đăng ký tên miền quốc tế .COM thay vì .NET hay .ORG

Nếu bạn may mắn bạn sẽ có 3-5 tên doanh nghiệp qua được tất cả các kiểm tra kể trên. Vậy bạn phải quyết định thế nào?

Hãy nhớ lại các tiêu chí ban đầu của bạn. Tên nào phù hợp với mục tiêu của bạn nhất? Tên nào miêu tả chính xác nhất doanh nghiệp của bạn? Tên nào bạn thích nhất? Mỗi doanh nhân có cách quyết định cuối cùng khác nhau.
Một số người chọn tên theo lý do cá nhân hoặc cái tôi của họ. Một số khác chọn tên do mang tính khoa học hay nghệ thuật hơn. Một số nghiên cứu người tiêu dùng hoặc thử nghiệm nhóm khách hàng tiềm năng để xem phản ứng của họ với các tên có sẵn. Một số người lại lựa chọn tên theo dáng thiết kế, xem tên nào có khả năng được thiết kế đẹp nhất và chọn tên đó.
Sử dụng bất kỳ tiêu chí nào hoặc dùng luôn tất cả các tiêu chí, và hỏi ý kiến của người khác về tên đó. Xem tên đó được thiết kế trên văn phòng phẩm như tiêu đề thư, danh thiếp ra sao. Chú ý đến cách phát âm tên đó thử nghiệm trên nội dung quảng cáo tương tự trên đài hoặc tivi hoặc qua nói chuyện điện thoại xem âm thanh nghe có xuôi và dễ nghe không.
Các công ty đặt tên chuyên nghiệp thường mất 2-8 tuần để đặt tên và làm các cuộc thử nghiệm này. Có thể bạn không có nhiều thời gian nhưng hãy dành ít nhất vài tuần để chọn và đặt tên doanh nghiệp. Khi đã quyết định, hãy bắt đầu xây dựng ngay lòng nhiệt huyết cho tên mới doanh nghiệp của bạn. Tên doanh nghiệp là bước đầu tiên tiến tới xây dựng hình ảnh đặc thù của công ty, cái tên sẽ gắn với bạn suốt chặng đường kinh doanh.

Lựa Chọn Địa Điểm Kinh Doanh

Việc quyết định kinh doanh ở đâu là một trong những quyết định quan trọng nhất khi kinh doanh. Bạn hãy sử dụng bảng dưới đây và trả lời tất cả các câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu của địa điểm bạn dự định kinh doanh.

Trả lời các câu hỏi sau đây bằng việc đánh dấu ô chữ M (điểm mạnh) hoặc ô chữ Y (điểm yếu) về địa điểm bạn dự định kinh doanh. Khi đã hoàn thành bảng cho mỗi địa điểm, so sánh điểm mạnh và yếu của mỗi địa điểm để xác định giá trị của mỗi địa điểm tới sự thành công doanh nghiệp của bạn.

Các tiện nghi trong khu bạn định kinh doanh có phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của bạn?

Mạnh
Yếu

Tiện nghi có đủ lớn cho doanh nghiệp bạn?

Mạnh
Yếu

Địa điểm này có đáp ứng đủ nhu cầu về bố trí và xắp đặt?

Mạnh
Yếu

Nội, ngoại thất của tòa nhà không cần sửa chữa?

Mạnh
Yếu

Các điều khoản thuê nhà có thuận lợi?

Mạnh
Yếu

Các tiện ích hiện hữu có đáp ứng nhu cầu của bạn hay bạn phải đi lại dây điện hoặc ống nước? Hệ thống thông gió có đủ?

Mạnh
Yếu

Các khách hàng tiềm năng có dễ dàng vào vị trí bạn kinh doanh không?

Mạnh
Yếu

Có chỗ gửi xe không? Miễn phí hay mất tiền? Điều này có ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn?

Mạnh
Yếu

Phương tiện công cộng có thuận lợi không? (nếu phù hợp)

Mạnh
Yếu

Nhà cung cấp mang hàng tới địa điểm này có thuận tiện?

Mạnh
Yếu

Bạn có thể tuyển dụng được các nhân viên đủ trình độ trong khu vực địa điểm kinh doanh?

Mạnh
Yếu

Địa điểm kinh doanh có thuận tiện với nơi bạn sống?

Mạnh
Yếu

Địa điểm có phù hợp và đồng nhất với hình ảnh doanh nghiệp bạn muốn tạo dựng? Địa điểm có đẹp và hấp dẫn nhìn từ bên ngoài?

Mạnh
Yếu

Có không gian để treo biển hiệu trong và ngoài tiệm? Nội quy khu vực có cho phép bạn treo biển?

Mạnh
Yếu

Địa điểm có nằm trong khu an toàn, có tỷ lệ tội phạm thấp? Bảo hiểm doanh nghiệp địa điểm tại khu vực này có quá mắc?

Mạnh
Yếu

Hệ thống chiếu sáng bên ngoài có đủ sáng để khách hàng buổi tối cảm thấy an toàn khi mua hàng?

Mạnh
Yếu

Khách hàng của các doanh nghiệp khác cạnh bên có sang mua thêm sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp bạn?

Mạnh
Yếu

Có đối thủ cạnh tranh nào trong khu vực địa điểm của bạn? Nếu có thì bạn có cạnh tranh thành công được không? Tại sao?

Mạnh
Yếu

Lượng người đi bộ và xe qua lại có đáp ứng yêu cầu của bạn?

Mạnh
Yếu

Địa điểm này có nằm ở khu vực có phần lớn nhóm khách hàng trọng tâm của bạn?

Mạnh
Yếu

Mật độ dân cư ở đây có đủ cho nhu cầu bán hàng của bạn?

Mạnh
Yếu

Khu vực kinh doanh có bị ảnh hưởng nhiều theo mùa không?

Mạnh
Yếu

Nếu doanh nghiệp bạn phát triển trong tương lai, cơ sở này có đủ cho sự phát triển của doanh nghiệp?

Mạnh
Yếu

Chọn Cấu Trúc Doanh Nghiệp Và Mô Hình Pháp Lý
Việc lựa chọn cấu trúc mô hình pháp lý của doanh nghiệp rất quan trọng vì nó không chỉ liên quan tới thuế, trách nhiệm tài chính, khả năng phát triển và huy động vốn, mà còn tới giấy tờ liên quan để đăng ký kinh doanh và sau này. Bạn nên tìm chuyên gia tư vấn pháp lý để giúp bạn lựa chọn mô hình pháp lý phù hợp với hoàn cảnh cá nhân bạn.
Mỗi mô hình có điểm mạnh, điểm yếu riêng nên không thể coi mô hình pháp lý này tốt hơn mô hình kia. Bạn cần cân nhắc các yếu tố sau đây khi lựa chọn mô hình doanh nghiệp: Trách nhiệm pháp lý, thuế, chi phí thành lập và hành chính, tính linh động khi chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp, nhu cầu tương lai.

Có bốn loại mô hình đăng ký kinh doanh chính gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Việc phân biệt các loại hình doanh nghiệp này dựa trên những đặc trưng pháp lý cơ bản.

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản, không có tư cách pháp nhân, không có quyền phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ đựơc thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.

Công ty cổ phần có vốn điều lệ của công ty được chia thành cổ phần, có ít nhất 3 thành viên và có khả năng huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán. Các cổ đông không phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của công ty ngoài phạm vi giá trị cổ phần mà cổ đông nắm giữ.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là có 2 loại là công ty TNHH có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên (là tổ chức). Vốn điều lệ của công ty TNHH không nhất thiết phải chia thành những phần có giá trị bằng nhau và không được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Thành viên của công ty TNHH muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn thì phải ưu tiên chuyển nhượng phần vốn đó cho các thành viên còn lại trong công ty; chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên của công ty trong trường hợp các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết.
Đăng Ký Kinh Doanh Và Các Thủ Tục Hành Chính
Giờ đây sau khi bạn đã chọn được tên doanh nghiệp, mô hình kinh doanh bạn cần đăng ký kinh doanh và làm con dấu. Việc đăng ký kinh doanh thường được tiến hành ở Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.
Ngoại trừ Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM bạn có thể đăng ký kinh doanh trực tuyến còn phần lớn bạn phải đến sở kinh doanh được hướng dẫn thủ tục, xem mức phí, nhận mẫu đơn và nộp hồ sơ. Thời gian cấp đăng ký kinh doanh giao động từ 1 tuần tới 2 tuần tùy theo địa phương và tính đầy đủ hồ sơ của bạn.

Sau khi đã được cấp đăng ký kinh doanh, bạn cần đăng ký mẫu dấu công ty tại công an thành phố hoặc tỉnh thành doanh nghiệp bạn hoạt động. Việc cấp con dấu mất 1-2 tuần tùy địa phương.

Bạn cần đăng ký mã số thuế tại Cục thuế thành phố, tỉnh thành hoặc chi cục thuế địa phương. Thời gian cấp mã số thuế giao động 1-2 tuần.

Sau khi đã có Mã số thuế, bạn cần làm thủ tục đăng ký thuế và mua hoá đơn tại Chi cục thuế, nơi doanh nghiệp làm trụ sở, thời gian hoàn thành phụ thuộc vào cơ quan thuế và doanh nghiệp. Ngoài ra bạn cần làm dự kiến thu nhập của doanh nghiệp trong năm với Chi cục thuế, và nộp thuế tạm ứng ở mức bạn dự kiến theo từng quý.
tcaviet@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT: