Vua Tên Miền: Chuyên gia Tư vấn và Mua bán tên miền đẹp, đảm bảo uy tín và giá trị! Hãy liên hệ: Mr. Nguyễn Đình Chiến (.com), Mobi-Zalo: 0912 191 357 để được tư vấn, hổ trợ miễn phí! Trân trọng cảm ơn quý khách đã ủng hộ VuaTenMien.Com trong thời gian qua!
kinh doanh, bán hàng, tư vấn, bảo hiểm Những cá nhân, tổ chức, đại lý,muốn bán, hợp đồng bảo hiểm
12.1.12


ICTnews - Theo Bkav, để đạt mục tiêu vào Top 10 phần mềm diệt virus hàng đầu thế giới, việc sở hữu tên miền quốc tế .com là điều kiện quan trọng nhất và mức giá 2,3 tỷ đồng vẫn còn khá rẻ so với tiềm năng phát triển của Bkav trong năm 2012.

Mức giá ban đầu của tên miền Bkav.com lên đến hơn 3 tỷ đồng

Ngày 4/1, Công ty Bkav đã chính thức sử dụng tên miền quốc tế Bkav.com sau khi phải bỏ ra 2,3 tỉ đồng để mua lại tên miền này từ một công ty của Mỹ đã nhanh chân đăng ký trước từ năm 2001.

Ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng Giám đốc Công ty Bkav cho biết, thực ra Bkav đã quan tâm đến tên miền Bkav.com từ cách đây 2 năm khi bắt đầu chuẩn bị kế hoạch ra nước ngoài. Tuy nhiên, quá trình đàm phán chỉ trong 2 tháng trở lại đây. Mức giá ban đầu công ty của Mỹ đưa ra từ năm 2009 là khoảng 150.000 USD (khoảng hơn 3 tỷ đồng) nhưng sau quá trình thương lượng, công ty này đã đồng ý "giảm giá" cho Bkav xuống còn hơn 100.000 USD (tương đương 2,3 tỷ đồng).

"Có lẽ đây là số tiền lớn nhất chi cho một tên miền của Việt Nam được biết đến chính thức tính tới thời điểm hiện nay. Khi sản phẩm bắt đầu có thương hiệu, các doanh nghiệp nên mua ngay tên miền quốc tế để tránh phải chi nhiều tiền mua lại sau này, như trường hợp của Bkav", ông Quảng nói.

Năm 2012 cũng là năm Bkav bắt đầu "tiến công" ra thị trường nước ngoài sau một thời gian dài chuẩn bị (từ năm 2010). Chính vì thế, tên miền là yếu tố rất quan trọng và "cho dù phía công ty của Mỹ có đòi mức giá cao hơn thì Bkav vẫn phải chấp nhận".

Cũng theo ông Quảng, Bkav có thể lựa chọn tên miền quốc tế khác như .net, .org... hay thay đổi thương hiệu sản phẩm nhưng điều đó sẽ tốn rất nhiều chi phí makerting để người dùng nhớ đến, thậm chí có khi còn lớn hơn cả chi phí tên miền .com và gây ra sự không thống nhất trong việc quảng bá thương hiệu.

Không chỉ Bkav mà còn có một số công ty, tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam bị mất tên miền quốc tế. Ví dụ như tên miền VNPT.com đã thuộc sở hữu của một tổ chức có địa chỉ tại Hàn Quốc từ tháng 10/2010, hay tên miền VNPT.net cũng đã thuộc sở hữu của một tổ chức Hàn Quốc từ năm 2001. Tương tự, các tên miền quốc tế trùng tên với tên Tập đoàn Viettel như: Viettel.com, Viettel.net, Viettel.org... cũng đã có người "chiếm hữu", chỉ có duy nhất tên miền viettel.ws là chưa có người mua.

Bên cạnh đó, tên miền quốc tế FPT.com (trùng với tên Tập đoàn FPT) đã được một người tại Mỹ mua từ năm 1995 và nắm quyền sở hữu đến năm 2012, hay tên miền Mobifone.com (trùng với tên công ty MobiFone) hiện vẫn đang thuộc quyền sở hữu của một người Hàn Quốc...

Trước đó, ngày 14/12, chủ sở hữu tên miền viettel.com đã rao bán tên miền này với giá lên tới 1,5 triệu USD (khoảng hơn 30 tỷ đồng).

“Mãi tới năm 1997 Việt Nam mới kết nối Internet, nền kinh tế lại chưa phát triển nhiều, và trong hoàn cảnh đó doanh nghiệp chưa thể nghĩ đến toàn cầu. Có lẽ đây cũng là lý do mà các thương hiệu khác của Việt Nam đã để mất tên miền quốc tế”, ông Quảng nói.

Ông Vũ Thế Bình-Tổng giám đốc Netnam cho biết, ngay từ năm 2000 tên miền Netnam.com được rao bán với giá 2.000 USD. Khi đó, Ban giám đốc Netnam đã họp lại và quyết định không tiến hành mua lại tên miền. Ngày 24/12, mức giá tên miền Netnam.com đã lên đến 22.000 USD. Sở dĩ, Netnam quyết định không mua lại tên miền đó là vì biết rằng “giới đầu cơ không bán cho mình thì cũng chẳng thể bán được cho ai, do không ai có tên giống với doanh nghiệp mình cả”.

Ngoài ra, một lý do khác cũng là vì Netnam chưa thể dành ra một số tiền lớn đến 22.000 USD cho một tên miền .com. "Nếu người bán hạ mức giá xuống thì không loại trừ khả năng Netnam sẽ tiến hành mua lại tên miền này, bên cạnh việc đã bao vây một loạt tên miền quốc tế khác như .us, .eu, .asia...", ông Bình cho biết thêm.

Mặc dù vậy, ông Bình cũng cho rằng, sau này nếu Netnam mở rộng đối tượng và phạm vi kinh doanh thành công ty đa quốc gia thì việc không sở hữu tên miền thương mại quốc tế “.com” cũng gặp những bất lợi nhất định.

Chỉ cần bán được 100 nghìn sản phẩm là thu hồi được vốn?

Cũng theo ông Bình, quyết định mua tên miền Bkav.com vào thời điểm này khi doanh nghiệp mới chuẩn bị "xuất ngoại" là hoàn toàn phù hợp vì nếu để lâu hơn, mức giá của tên miền sẽ không chỉ dừng lại ở con số 2,3 tỷ đồng.

Đó là chưa kể đến việc, nếu Bkav bán được 100 nghìn sản phẩm, mỗi sản phẩm giá hơn 10 USD (Bkav Mobile Security và Bkav Pro đều có mức giá 299 nghìn đồng) thì chỉ cần trích 1 USD trong số đó là đủ tiền mua tên miền Bkav.com.

Cùng quan điểm với ông Bình, ông Quảng cho rằng, tham vọng của Bkav là đưa phần mềm Bkav lọt vào Top 10 phần mềm diệt virus hàng đầu thế giới cả về chất lượng lẫn thị phần và có đến hàng triệu người dùng trong năm 2012. Với mục tiêu như vậy thì đúng là mức giá 2,3 tỷ đồng là quá rẻ so với tiềm năng phát triển của Bkav trong thời gian tới.

tcaviet@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT: