Vua Tên Miền: Chuyên gia Tư vấn và Mua bán tên miền đẹp, đảm bảo uy tín và giá trị! Hãy liên hệ: Mr. Nguyễn Đình Chiến (.com), Mobi-Zalo: 0912 191 357 để được tư vấn, hổ trợ miễn phí! Trân trọng cảm ơn quý khách đã ủng hộ VuaTenMien.Com trong thời gian qua!
kinh doanh, bán hàng, tư vấn, bảo hiểm Những cá nhân, tổ chức, đại lý,muốn bán, hợp đồng bảo hiểm
7.8.10

Cần có văn bản liên kết và thống nhất các quy định về tên doanh nghiệp và tên thương mại, nhằm giúp doanh nghiệp tránh rắc rối khi sử dụng các loại tên của mình.


Hai tên, ba tên hay nhiều hơn?

Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp được đăng ký ba tên: (i) tên bằng tiếng Việt; (ii) tên bằng tiếng nước ngoài (thường gọi là tên giao dịch hay tên đối ngoại); và (iii) tên viết tắt.

Với quy định tên giao dịch được dịch từ tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng, về thực chất doanh nghiệp chỉ còn hai tên là tên bằng tiếng Việt và tên viết tắt. Lý do là tên giao dịch không ổn định và tùy thuộc vào ngôn ngữ được dịch, dịch theo tiếng Anh là A, tiếng Pháp là B, tiếng Nhật là X…


Tuy nhiên, trên thực tế doanh nghiệp cần nhiều tên hơn thế, như tên tiếng Việt - tên bằng tiếng nước ngoài, tên giao dịch bằng tiếng Việt - tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt bằng tiếng Việt - tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài. Thậm chí một số doanh nghiệp còn sử dụng thương hiệu như một loại tên giao dịch. Đây là nhu cầu và một thực tế cần được xem xét.

Đơn cử một trường hợp cụ thể: tên tiếng Việt đầy đủ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam được dịch ra tiếng Anh là “Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade”, tên giao dịch bằng tiếng Việt là “Ngân hàng Công thương Việt Nam” dịch ra tiếng Anh là “Vietnam Bank for Industry and Trade”, tên viết tắt là “Vietinbank”.

Thêm vào đó, khi nhắc đến ngân hàng này, người ta quen gọi là Ngân hàng Công thương. Lúc này, “Công thương”, vốn là một bộ phận có khả năng phân biệt trong tên của ngân hàng này, được sử dụng như một loại tên giao dịch.

Với ví dụ trên, chúng ta có thể thấy tên doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong ba tên mà Luật Doanh nghiệp cho phép.

 Cần lưu ý là các luật chuyên ngành (như Luật các tổ chức tín dụng, Luật Luật sư, Luật Công chứng…) không ràng buộc chặt chẽ về việc đặt tên như Luật Doanh nghiệp, do vậy, các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật chuyên ngành có thể có nhiều hơn ba tên. Điều này cũng tạo ra sự kém bình đẳng, ít nhất là trong việc đặt tên giữa các doanh nghiệp theo luật chuyên ngành và Luật Doanh nghiệp. Việc hạn chế doanh nghiệp trong ba tên (mà thực chất là 2) như Luật Doanh nghiệp là một chiếc áo chật khiến doanh nghiệp cảm thấy bức bối, khó chịu.

Tên doanh nghiệp và tên thương mại?

Ngoài những tên gọi theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp còn có một loại tên khác: tên thương mại theo Luật Sở hữu trí tuệ. Tên thương mại được luật định nghĩa là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt với các tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh - tức là khu vực địa lý nơi tổ chức, cá nhân ấy có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Cũng theo luật, tên thương mại sẽ được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt với tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh như: (i) có chứa thành phần tên riêng (trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng); (ii) không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; (iii) không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.


Với quy định trên, tên thương mại có nhiều nét tương đồng với tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp cũng yêu cầu tên doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, cũng như không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Đồng thời, Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ đều không cho phép dùng tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác để làm tên doanh nghiệp hay tên thương mại.

Tuy nhiên, câu hỏi nêu ra là tên thương mại có phải là tên doanh nghiệp không? Hiện chưa có một văn bản nào xác nhận hai vấn đề này. Tên doanh nghiệp và tên thương mại, dù có nhiều điểm tương đồng trong cách đặt tên, nhưng được bảo vệ theo hai góc độ khác nhau: tên doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp bảo vệ như một thành phần cấu thành tư cách pháp lý của doanh nghiệp, còn tên thương mại được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ với tư cách là đối tượng sở hữu trí tuệ.

Thêm vào đó, cơ sở xác lập quyền đối với tên doanh nghiệp và tên thương mại là khác nhau: quyền đối với tên doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong khi quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp, mà không cần đăng ký với cơ quan nào. Như vậy, theo logic mà nói, tên doanh nghiệp chính là tên thương mại nhưng tên thương mại chưa hẳn là tên doanh nghiệp. Phạm vi của tên thương mại có thể rộng hơn tên doanh nghiệp.

Câu hỏi tiếp theo là doanh nghiệp có thể có nhiều tên thương mại hay chỉ có một tên thương mại duy nhất? Vấn đề này cũng đang bị bỏ ngỏ. Như đã phân tích ở trên, Luật Sở hữu trí tuệ không cấm doanh nghiệp cùng lúc sử dụng từ hai tên thương mại trở lên. Theo hướng đó, doanh nghiệp có quyền sử dụng hơn một tên thương mại, miễn là doanh nghiệp chứng minh việc sử dụng hợp pháp tên thương mại của mình theo đúng Luật Sở hữu trí tuệ.

Liên quan đến tên doanh nghiệp và tên thương mại, luật pháp của Úc thừa nhận việc doanh nghiệp được quyền đăng ký tên thương mại riêng theo luật về tên thương mại (Business Name Act) và doanh nghiệp có thể đăng ký cùng một lúc nhiều tên thương mại. Đây cũng có thể là một hướng đi mà các nhà làm luật Việt Nam có thể tham khảo khi giải quyết mối quan hệ giữa tên thương mại và tên doanh nghiệp.Mr. Chiến rất mong muốn được kết bạn giao lưu và chia sẽ cùng trao đổi, thảo luận kiến thức thương hiệu, tên miền và ý tưởng khởi nghiệp 4.0 với các bạn gần xa! Chúng ta hãy kết nối Điện thoại, Zalo, Facebook, Telegram, WhatAPP...và chia sẽ đam mê cùng nhau nhé!
www.nguyendinhchien.com



Cảm ơn rất nhiều các bạn đã ghé thăm! Hãy comment bên dưới cho tôi biết bạn nghĩ gì về điều này nhé!


Chúc các bạn và gia đình nhiều Sức khỏe và thành công trong cuộc sống!

NguyenDinhChien.Com - Uy Tín & Giá Trị




PS: Là dân kinh doanh kiếm tiền, Ý kiến của bạn như nào về quan điểm của mình?

 
* Một số bài đăng được bạn đọc đánh giá cao, các bạn tham khảo:

- Ý tưởng kinh doanh mới năm 2020

- K
hởi nghiệp:Viết nội dung blog chất lượng đkinh doanh

- Cách chuyễn hướng tên miền, gia tăng khách hàng tuy cập trang bán hàng

- 3 Chiến lược thu hút khách hàng trong kinh doanh

- Ý Tưởng khinh doanh, "Khởi Nghiệp" thời công nghệ 4.0

- Vì sao phải xây dựng thương hiệu "Doanh nghiệp & Cá Nhân"

- Cài đặt Ý tưởng kinh doanh trực tuyến thời 4.0 cần những gì?

- Làm thế nào viết nội dung để bán hàng được giá cao?

- Bắt đầu khởi nghiệp cần những gì?

- SEO một blog, website mới đơn giản như thế nào?


- Kinh nghiệm mua hàng khuyến mãi, giảm giá

- Những chiêu trò lôi kéo, kêu gọi đầu tư trên mạng xã hội 

- "Vô gia cư" gắn mác doanh nhân... thời công ngh4.0 



* Các chương trình SALE OFF 20-70%:

- Điện tử - Điện Lạnh - Công Ngh

- Vé Máy Bay - Du Lịch - Khách Sạn

- Tài Chính - Ngân Hàng - Chứng Khoán - Đầu Tư

- Thời Trang - Túi Xách - Đồng Hồ - Phụ Kiện Thời Trang

- Kiếm tiền trực tuyến, "Khởi Nghiệp" thời công nghệ 4.0


https://www.vuatenmien.com/p/mot-so-chuong-tr-i-nh-giam-gia-sale-off.html
tcaviet@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT: